Nuôi gà thả vườn thường có những bệnh gì ?
Hình thức nuôi gà thả vườn đã không còn xa lạ với tất cả mọi người. Gíup ta cung cấp nguồn thịt và trứng sạch không độc hại,bên cạnh đó cũng không tốn kém quá nhiều chi phí. Tuy Nuôi gà thả vườn là một phương pháp nuôi truyền thống và khá phổ biến nhưng lại dễ dẫn đến các loại bệnh từ đó khiến gà bị chết. Và hôm nay Daga360 sẽ giúp bạn tìm hiểu về những loại bệnh nào có ở nuôi gà thả vườn nhất.
Bệnh mổ cắn(Canibalizm)
Thói quen của gà thường hay mổ cắn gây hại cho bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của gà.
Nguyên nhân gây ra bệnh là do gà thường xuyên nhịn đói lâu, thiếu máng ăn, máng uống, hoặc máng treo quá cao,chuồng hoặc mái che có màu sắc sặc sở,lượng ngô quá nhiều trong thức ăn, thức ăn chất lượng không tốt, thiếu dinh dưỡng và thiếu chất khoáng, dùng kháng sinh dài ngày,không có ổ đẻ hoặc ổ đẻ đặt ở nơi quá ánh sáng, ảnh hưởng từ: mạt, rật…những kí sinh trùng bên ngoài , không gian sống chật chội do mật độ quá đông, chuồng nóng, độ ẩm cao,không thông thoáng. Bên cạnh đó còn có sự lây truyền từ con này sang con khác nếu có một con trong đàn gà bắt đầu cắn mổ.
Biểu hiện ở Gà mổ cắn nhau nhiều nhất vào khoảng thời gian từ 10h đến 15h hằng ngày. Gà có thể mổ cắn nhau ở khắp nơi trên cơ thể như đầu, cánh, đuôi, hậu môn,… gây ra chảy máu. Từ đó máu chảy tiếp tục là nhân tố kích thích gà càng mổ cắn.
Các dạng gà mổ cắn gồm: mổ cắn ngón chân, mổ cắn trên đầu, mổ cắn hậu môn, mổ cắn đứt lông…
Bệnh Gumboro
Do vi khuẩn Gumboro gây ra
Bệnh Gumboro ở gà thả vườn là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do virut gumboro gây ra, bệnh xảy ra ở gà từ 1 -12 tuần tuổi, gà từ 3-6 tuần tuổi dễ bị mắc bệnh nhất.
Nguyên nhân gây ra bệnh thường là lây từ mẹ sang con, qua không khí, lây qua dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi, lây nhiễm qua phân, chất nền rải chuồng, thức ăn, nước uống đi vào đường tiêu hóa, thậm chí do gà khỏe mạnh mổ nhau, cắn nhau với gà bị bệnh.
Các biểu hiện của gà mắc bệnh gumboro như là ủ rũ, giảm ăn, lông xù, run rẩy tụ lại thành từng đám, tự mình quay lại cắn vào hậu môn, tiêu chảy phân trắng có bọt hoặc xám xanh, dạng nhớt, nhiều trường hợp có lẫn cả máu, gà bay tán loạn trong chuồng, mổ nhau, sau đó ủ rũ từng đám, xù lông, tụ tập thành đống, cơ thể gà lù dù và sốt cao ,gà tụt cân nhanh, đi run rẩy không vững, sau đó gà chết, tỉ lệ chết tăng dần theo ngày. Trước khi chết gà thường bị liệt chân và kêu ré lên.
Khi virut xâm nhập cơ thể nó tấn công vào các tế bào limpho của ống tiêu hóa, gan sau đó đi đến túi fabricius gây nên các bệnh tích điển hình tại đây.
Gà nhiễm bệnh gumboro có tỉ lệ ốm khá cao tuy nhiên tỉ lệ thấp. Mặc dù vậy, vẫn gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi do hệ miễn dịch của gà bị phá hủy, khiến gà dễ mắc một số bệnh khác, làm gà còi cọc, chậm lớn…
Bệnh bạch lỵ thương hàn
Do vi khuẩn Samonella gây ra.
Có ba dạng bệnh chủ yếu là: bệnh thương hàn trên gà lớn và gà con, bệnh phó hàn trên gà con và gà lớn, bệnh bạch lỵ trên gà con 3 tuần tuổi. Tỷ lệ chết cao nhất ở giai đoạn 2 tuần tuổi đầu tiên và thời gian ủ úm.
– Gà con: vi khuẩn có trong máu, phủ tạng, tủy xương, túi lòng đỏ chưa tiêu. Biểu hiện đầu tiên là ủ rũ, ít vận động, mắt lim dim, kêu chiêm chiếp liên hồi, cánh xệ, bỏ ăn, uống nước nhiều tiêu chảy phân lỏng, bụng gà sẽ xệ xuống do tích nước , lòng đỏ không tiêu, mùi hôi thối, màu vàng lục, về sau phân trắng như vôi, phân bết quanh hậu môn, làm bít kín hậu môn của gà con.
– Gà lớn: vi khuẩn có trong máu, phủ tạng, tủy xương, túi lòng đỏ chưa tiêu. Chỉ thấy tiêu chảy màu xanh lục, phân bết đít, loãng có khi hậu môn lộn ra ngoài, mồng tích teo dần. Gà ủ rủ bỏ ăn,ăn uống thất thường, kém tươi tĩnh, giảm đẻ, trứng méo mó,xù xì, hình dạng trứng bị biến dạng. Chết đột ngột do bị viêm các cơ quan nội tạng(do nhiễm trùng máu). Thường bị bệnh ở dạng mãn tính. Triệu chứng không rõ rệt. Buồng trứng bị viêm, nhiều trứng teo, trứng non dị hình có màu xanh xám. Trứng bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ phôi chết cao, tỷ lệ ấp nở thấp, gà con nở ra yếu ớt.
Bệnh dễ lan rộng bởi nguyên nhân gây bệnh được truyền qua phôi, thức ăn, dụng cụ, nguồn nước uống bị ô nhiễm …lây lan gián tiếp do gà mang bệnh bài thải ra ngoài môi trường vào thức ăn, nước uống, chất độn chuồng rồi lây lan cho gà khỏe và lây trực tiếp qua trứng( Lây trực tiếp qua trứng là con đường nguy hiểm nhất vì khó tổ chức phòng bệnh).
Các yếu tố như sau: Thời tiết nóng quá hay lạnh quá , gió lùa , chuồng ẩm ướt, trong chuồng nhiều khí độc, đàn gà để đói quá hoặc khát quá đều là những điều kiện để thúc đẩy bệnh bùng phát với tốc độ lây lan nhanh.
Bệnh tụ huyết trùng
Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra
Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, thường thấy bệnh ở gà hai tháng tuổi, phát sinh từ đàn gia cầm thì thường sau 3 tuần tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh thấp, lẻ tẻ. Nhưng nếu có bệnh dịch lây lan từ ngoài vào trang trại chăn nuôi thì sẽ gây bệnh trên mọi lứa tuổi của gà, lây lan khá nhanh trong đàn.
Nguyên nhân gây ra là do thời tiết cực đoan, thay đổi đột ngột, chuồng nuôi kém vệ sinh, thức ăn ôi thiu, nấm mốc hoặc do tác động của việc vận chuyển xa,vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong các dụng cụ đựng thức ăn, vật dụng trong trại, xe chở cám, quần áo, giày ủng công nhân thay đổi môi trường sống, lây lan chủ yếu thông qua dịch bài tiết từ miệng, mũi và kết mạc của những con vật mang mầm bệnh đào thải ra môi trường…rồi xâm nhập vào cơ thể vật nuôi khi có cơ hội tiếp xúc trực tiếp.
Trên đây là bốn loại bệnh ở nuôi gà thả vườn mà hôm nay Đá gà trực tiếp 360 đã chia sẻ. Chúc các bạn nuôi gà một cách thành công và hiệu quả nhất.
source https://daga360.com/nuoi-ga-tha-vuon-thuong-co-nhung-benh-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét