Cách phòng và trị Bệnh nấm phổi ở gà cực hay

Tác dụng của việc có thể nhận biết trước bệnh nấm phổi, có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn về đặc điểm bệnh và biết cách điều trị các loại bệnh có thể xảy đến với đàn gà của mình là điều quan trọng nhất mà mọi bà con cần nên lưu ý chú tâm. Hôm nay Trực tiếp thomo sẽ cung cấp vài điều mà bà con cần nên biết về bệnh nấm phổi ở gà có nguy hiểm và phương pháp giải quyết như thế nào để giảm thiếu tác hại mà nó mang lại nhất.

Triêu chứng ở gà khi mắc bệnh nấm phổi

Đây chính là những triệu chứng cần biết ở gà bệnh nấm phổi , bạn phải nhớ kỹ mới biết được nhé:
  • Gia cầm non nhạy cảm hơn gia cầm trưởng thành. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn dưới 2 tuần tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở gia cầm lớn.
  • Xuất hiện ở gia cầm trưởng thành, viêm đường hô hấp điển hình kéo dài. Gia cầm chết do gầy rạc và suy hô hấp.
  • Tỷ lệ chết bắt đầu từ ngày tuổi thứ 5, đỉnh cao lúc 15 ngày tuổi, những con nhiễm nặng chết trong vòng 24 giờ.
  • Khi gia cầm mắc bệnh có biểu hiện ủ rũ, uể oải, lim dim, kém ăn, khó thở, ho, phải ngồi để thở, khát nước, thường đứng riêng hay nằm một chỗ, gà khó thở, ngáp nhịp thở nhanh đặc biệt không nghe tiếng khò khè, chảy nước mũi như ở một số bệnh đường hô hấp khác (IB, LTI, CRD,…).
  • Gà lờ đờ, chân khô, cơ thể gầy. Gà ốm đi nhanh chóng, tiêu chảy ở giai đoạn sau, từ mắt và mũi chảy ra chất dịch nhớt trông giống như huyết thanh, sau đó kiệt sức và chết, trước khi chết có co giật do trúng độc
  • Bệnh nhẹ ít chết, thở khó kéo dài, ốm yếu, mào yếm nhợt nhạt, có thể chết do ngộ độc mãn, một số con có triệu chứng co giật (do độc tố nấm ảnh hưởng đến thần kinh).
Nấm xuất hiện ở Phổi
Nấm xuất hiện ở Phổi Các hạt nấm màu trắng xám hoặc vàng xuất hiện trên phổi khi ta mổ xác gà ra kiểm tra.

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm phổi ở gà

Chủ yếu do nấm Aspergillus Fumigatus, Mucoraceae, A. flavus thuộc lớp nấm bất toàn gây bệnh cho gia cầm và các loài chim, trong đó vịt, ngan và ngỗng mẫn cảm nhất. Các sợi nấm có đường kính 3 – 4 micro met. Các Bào tử nấm có hình tròn được xếp thành chuỗi, có sức đề kháng cao với nhiệt độ và hóa chất. Nấm Aspergillus fumigatus lây truyền theo đường thở đến phổi, bệnh nấm không lây từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe.
Hình ảnh nấm Aspergillus fumigatus
Hình ảnh nấm  Aspergillus fumigatus 
Sau đó trong quá trình di chuyển chúng sinh sản, các tế bào nấm tạo ra các độc tố và làm hư hại đến mô bào, sau đó các sợi nấm xâm nhập qua thành các mạch theo máu đi tới định vị ở gan, ruột, não, mắt. Những độc tố này là nguyên nhân gây nhiễm độc huyết khiến cho gia cầm bị nhiễm độc toàn thân, co giật và chết.

Chia sẻ cách Phòng bệnh nấm phổi hiệu quả nhất

Thường xuyên vệ sinh, định kỳ khử trùng môi trường khu ấp, nở, chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, đặc biệt mùa mưa ẩm, không để nấm mốc phát triển.
Sát trùng chuồng trại sạch sẽ
Sát trùng chuồng trại sạch sẽ
Luôn đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ: chất độn chuồng sạch, không ẩm mốc, được phun Sulfat đồng để sát trùng; thức ăn, nguyên liệu thức ăn có phẩm chất ,cũ, lâu ngày, không mốc. Phải đảm bảo thường xuyên sát trùng kho trứng, máy ấp, dụng cụ chăn nuôi bằng dung dịch formol, Sulfat đồng 1% hoặc fibrotan 2%. Xông máy ấp bằng formol 40 ml/m3/24 giờ. Không ấp trứng của những gà bệnh, trước khi ấp trứng, máy ấp phải được xông bằng Formol và thuốc tím theo tỉ lệ 2:1 hoặc có thể xịt bằng các thuốc sát trùng như Thiabenidazole . Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, gia cầm khỏe mạnh sẽ hạn chế mắc bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh nấm phổi chính xác nhất

Triệt để loại bỏ những con gia cầm mắc bệnh nặng vì điều trị không hiệu quả. Thường xuyên phải thay ổ rơm hay chất độn chuồng thường xuyên, chuồng phải khô ráo, không ẩm ướt, thức ăn không dùng thức ăn cũ, lâu ngày. Không dùng kháng sinh có nguồn gốc từ nấm, dùng các kháng sinh như Nystatin, Myscotatin, AmphotericinB khi chưa có sự hướng dẫn của thú y. Cũng có thể sử dụng các loại thuốc sau: Nistatin, Mycostatin, nếu là thuốc thú y thì dùng liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu thuốc Nistatin của nhân y, loại 500.000 UI/viên, dùng 1 viên/2-3 kg khối lượng gia cầm, dùng 5-7 ngày liên tục tùy mức độ của bệnh. Bổ sung BIO- ADE+BCOMPLEX Premix,  kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng.Khi đã hồi phục nên cấp men vi sinh BIOTIC để vịt tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.
Thuốc tăng sức đề kháng
Thuốc tăng sức đề kháng
Hoặc sử dụng Crystal-violet, dung dịch CuSO4 (1gam/ 4 lít nước)/ 2h/ 1 ngày/ liên tục trong 3 ngày, đồng thời bổ sung vitamin A, D kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng. Trong thời gian điều trị bệnh, việc tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường chăn nuôi, tăng thông thoáng và vệ sinh là điều quan trọng, giúp gia cầm nhanh hồi phục. =>Thông qua những điều mình đã cung cấp thì mong bà con hãy nắm vững đến phòng tránh được các rủi ro, nhận biết sớm và nhanh chóng điều trị kịp thời, dễ dàng thành công hơn trong lĩnh vực chăn nuôi nhất. Từ những nội dung mà Đá gà 360 đã cung cấp ở phía trên, thì xin chúc mọi người bà con có thêm kinh nghiệm để chăn nuôi gà càng thêm hiệu quả.

source https://daga360.com/cach-phong-va-tri-benh-nam-phoi-o-ga-cuc-hay/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cho gà chọi uống mật ong có tốt không? Hiệu quả như thế nào?

Đặc điểm của gà lương phượng – giống gà hoa kê Trung Quốc

Cho gà chọi ăn tỏi như thế nào là đúng cách?