Chia sẻ cách Kiểm soát bệnh Cầu Trùng ở gà

Hiện nay theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh Cầu trùng rất cao. Bà con nên phổ cập cho bản thân để tránh và giảm thiệt hại do dịch bệnh cầu trùng gây nên. Không được chủ quan nếu không muốn đàn gà bị chết đột ngột. Bệnh cầu trùng hay còn gọi là bệnh tụ huyết trùng được nhiều người chăn nuôi biết đến như là một bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao, tỷ lệ chết có thể lên tới 100%.

-Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi gà, tuy nhiên gà từ 2 – 8 tuần tuổi hay mắc nhất .

Nguyên nhân gây ra bệnh là:

-Là do ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Eimeria gây ra. Eimeria ảnh hưởng đến ruột khiến nó dễ mắc các bệnh khác (viêm ruột hoại tử) làm gà đi phân sáp hoặc phân có máu. và gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương các tế bào thượng bì làm cho cơ quan này giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.Và chúng thường ký sinh ở ruột non của gà.

Hình ảnh của Eimeria
Hình ảnh của Eimeria 

-Làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng, gà mắc bệnh này thường còi cọc, chậm lớn,  suy yếu có thể chết (tỷ lệ chết 20 – 30% ).

-Dich bệnh thường bùng phát nhanh khi thời tiết ẩm ướt và có tính lây lan cao đồng thời tồn tại rất dai dẳng.Thường truyền nhiễm từ gà ốm sang gà khỏe thông qua hai đường chính là hô hấp và tiêu hóa.

-Lây truyền từ các vật mang mầm bệnh như côn trùng và chim hoang.

-Các chất thải, phân, bài thải trứng cầu trùng theo phân ra nền chuồng, là nguồn gốc lây lan bệnh trong trại. Sau đó trứng cầu trùng trên nền chuồng sẽ nhiễm vào thức ăn, nước uống từ đó khi gà nhặt thức ăn có trứng cầu trùng, chúng sẽ đi vào ruột gà và gây bệnh.

-Gây bệnh ở manh tràng, ruột non và không tràng, chúng phá vỡ mạch máu gây tình trạng xuất huyết nặng ở gà.

Tình Trạng bệnh:

-Thường dễ nhận biết nhất là thể hiện rõ hậu quả của quá trình phá huỷ niêm mạc đường tiêu hoá của cầu trùng.

Phần nội tạng bị xuất huyết ở gà
Phần nội tạng bị xuất huyết ở gà

-Gà bị bệnh thường lờ đờ, chậm chạp, ăn kém hoặc bỏ ăn, lông xù, cánh xã, phân loãng lẫn máu tươi, khát nước, uống nhiều nước, dễ chết do mất nước và mất máu.

-Phân lẫn máu tươi hoặc màu bã trầu, phân loãng, ban đầu có màu xanh, sau đó có màu nâu rồi tiêu chảy.

-Hậu môn ướt, lông bết, xung quanh cơ vòng hậu môn có những điểm xuất huyết.

-Khi gà được 90 ngày tuổi thì biểu hiện là ỉa chảy, lúc thì ỉa chảy ở thể phân lỏng, phân sống, lúc thì không tiêu chảy.

-Khi gà con được  2 – 3 tuần tuổi thì có những triệu chứng như là Gà bỏ ăn, khát nước, lông xù, thường ngồi trên hai chân, đi lại loạng choạng.

Gà mắc bệnh cấp tính:

– Biểu hiện của sự mỏi mệt, mào tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân ỉa chảy thất thường có màu trắng loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu tươi, thở khó, chảy nước mũi. Giai đoạn 4 – 5 ngày tích sưng, mũi sưng, viêm khớp và bại liệt, viêm kết mạc.

-Ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, lúc đầu đi phân có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, phân có màu nâu đỏ (phân gà sáp), sau phân có lẫn máu.

-Xuất hiện ở gà đi lại khó khăn, xã cánh, xù lông,  niêm mạc miệng, mắt nhợt nhạt, chân gập lại, quỵ xuống và chết sau khi có biểu hiện co giật từng cơn, gà ủ rũ, nhắm nghiền mắt và nếu trường hợp mất máu và mất máu nặng thì hai cánh có thể xã xệ xuống tận nền trường, gà gầy sức rất nhanh, tái màu, chúng thường đứng một mình hoặc là đoạn tụm đúm, dụm đống lại bên nhau và kêu một cách khác lạ, màu da, mỏ, da chân nhợt nhạt đó là hiện tượng thiếu máu.

 Gà mắc bệnh mãn tính:

Bệnh tiến triển chậm hơn như gầy ốm, xù lông, kém ăn, chân đi như bị liệt, tiêu chảy thất thường… Ở thể này gà là vật mang mầm bệnh (thường xuyên thải mầm bệnh ra ngoài môi trường), gà mái mắc bệnh thường giảm đẻ…Gà gầy, chân khô, mào nhợt nhạt.

Phương pháp phòng và trị:

-Vệ sinh và phun thuốc sát trùng tiêu độc chuồng nuôi ít nhất 2-3 ngày trước khi nhận gà con.

-Nuôi trên nền thì phải có lớp độn chuồng hút ẩm và khô ráo.

-Nguồn nước và nguồn thức ăn cần đảm bảo vệ sinh, không để bị nhiễm phân gà.

-Chuồng phải thông thoáng, không bị lạnh hoặc quá nóng.

-Nuôi gà thả ngoài sân thì sân phải khô ráo và nên trải một lớp cát.

– Dùng Vina coc, Han coc hoặc Sulfacoc… liều lượng: 1g/2 lít nước hoặc 1g/kg thức ăn, dùng liên tục trong 3 ngày.

-Kết hợp bổ sung vào thức ăn, nước uống Bcomplex , các chất điện giải để tăng sức đề kháng của gà.

-Định kỳ mỗi tháng 1 lần và nên luân chuyển thuốc phòng trị cầu trùng sau mỗi lần dùng.

-Các phương pháp phòng ngừa hoặc điều trị bệnh cầu trùng gồm có Thuốc diệt cầu trùng, Coccidiostats, Vắc-xin sống, Probiotic, Vắc-xin cộng với men vi sinh probiotic.

-Một số loại thuốc chuyên biệt có công dụng điều trị bệnh cầu trùng như Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin để trộn vào thức ăn hoặc nước uống.

-Sử dụng các thuốc diệt cầu trùng coccidicides để tiêu diệt các ký sinh trùng này. Điều này làm tối ưu tình trạng của đường tiêu hóa, cải thiện thể trọng và làm giảm chuyển hóa thức ăn.

-Sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh và sát trùng chuồng trại với một trong các thuốc như BIO-GUARD, BIODINE, BIOXIDE hoặc BIOSEPT, sau đó thay lớp độn chuồng mới.

BIO-GUARD
BIO-GUARD

-Phòng bệnh bằng thuốc: Dùng thuốc trộn vào thức ăn hoặc nước uống để khống chế bệnh cầu trùng bộc phát như đã trình bày ở trên.

BIO VITA-ELECTROLYTES
BIO VITA-ELECTROLYTES

-Kết hợp thêm chất điện giải và vitamin như BIO-B.COMPLEX+A,D,E,C, BIO VITA-ELECTROLYTES để tăng sức đề kháng, giúp gà mau lành bệnh.

Từ những nội dung mà mình đã cung cấp ở phía trên, thì xin chúc mọi người bà con có thêm kinh nghiệm để chăn nuôi gà càng thêm hiệu quả.



source https://daga360.com/chia-se-cach-kiem-soat-benh-cau-trung-o-ga/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cho gà chọi uống mật ong có tốt không? Hiệu quả như thế nào?

Đặc điểm của gà lương phượng – giống gà hoa kê Trung Quốc

Cho gà chọi ăn tỏi như thế nào là đúng cách?