Cách Bẫy gà rừng Không Cần Mồi Hiệu Quả Nhất Không Phải Ai Cũng Biết

Gà rừng là giống gà sống hòa mình trong tự nhiên, chúng sở hữu vẻ ngoài hoang sơ rất đẹp. Vì sống trong môi trường xanh và thức ăn sạch nên thịt rất thơm ngon, lại có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, chúng cũng có giá trị kinh tế cao cho anh em sống ở miền núi. Chính vì vậy, mà có nhiều anh em vẫn luôn tìm kiếm các cách bắt sống gà rừng hiệu quả.

Có rất nhiều cách để bẫy gà rừng nhưng không phải cách nào cũng mang lại hiệu quả cao. Bên dưới đây là các cách bẫy gà rừng hiệu quả được trang Đá Gà 321 tổng hợp lại một cách đầy đủ và chính xác nhất, anh em có thể theo dõi.

Đặc điểm của giống gà rừng

Gà rừng thuộc loài chim lớn, cánh dài 200-250mm, trọng lượng từ 1-1,5 kg. Con trống có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi có màu đen. Con mái nhỏ hơn chim đực một chút với toàn thân màu nâu xỉn. Mắt có màu nâu hay vàng cam. Mỏ nâu sừng hoặc xám chì. Chân xám nhạt. 

Nhìn bên ngoài, gà rừng sở hữu bộ lông bắt mắt, chân chì, cựa dài nhọn, đôi tai trắng phau. Đối với con trưởng thành có trọng lượng khoảng 8 lạng, dáng dấp thon gọn và nhanh nhẹn. Gà rừng hay mắc bệnh về hô hấp vào mùa mưa.

Cách Bẫy Gà Rừng Không Cần Mồi Hiệu Quả Nhất Không Phải Ai Cũng Biết
Cách Bẫy Gà Rừng Không Cần Mồi Hiệu Quả Nhất Không Phải Ai Cũng Biết

Gà rừng sống định cư và ở trong nhiều loại rừng. Môi trường sống thích hợp là rừng thứ sinh gần nương rẫy hay các khu rừng gỗ không quá rậm rạp. Chúng sống thành đàn và hoạt động kiếm ăn vào sáng sớm và xế chiều. 

Buổi tối gà rừng tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lá lớn để ngủ. Chúng rất thích ngủ trong các bụi giang, nứa, có nhiều cây đổ ngang. Vào thời kỳ sinh sản, chúng sẽ bắt đầu sinh sản vào tháng 3. Vào thời kỳ này gà trống gáy nhiều lúc sáng sớm và hoàng hôn. Tổ ở được làm đơn giản, trong lùm cây bụi. Mỗi lứa đẻ từ 5 -10 trứng, ấp trong vòng 21 ngày.

Gà rừng rất khôn lanh, chỉ cần một tiếng động nhẹ là chúng bay đi ngay chứ không bao đi đến chỗ có nguy hiểm. Vì thế rất khó để bắt được loại gà này, trừ khi anh em là người có kinh nghiệm dày dặn. Chúng tuy nhút nhát nhưng rất khôn lanh, thậm chí có thể đánh hơi được bẫy và tránh xa ngày. Tổ gà rừng rất khó tìm, chúng thường đẻ trứng ở bãi cỏ rậm rạp và ngụy trang một cách cẩn thận.

Nuôi gà rừng tại nhà và tập cho chúng không sống trong môi trường tự nhiên nữa rất khó. Để quen với cách nuôi thả vườn, ban đầu anh em nuôi gà nên nhốt chúng vào lồng riêng sát bìa rừng, sau đó mới thả rông. Thức ăn chủ yếu của gà rừng là côn trùng, sau đó tập cho chúng ăn dần dần với gạo, cám, cỏ và thóc.

Các cách bẫy gà rừng không cần mồi nhưng hiệu quả

Trong số nhiều cách bẫy gà rừng, thì có 2 cách sau mang lại hiệu quả cao, được nhiều anh em từng áp dụng.

Bẫy gà rừng bằng gà lai

Điểm đặc trưng của giống gà này là chúng rất ghét tiếng gáy của đồng loại. Chúng chỉ thích một mình làm chủ một khu vực nào đó. Vì thế, nhiều người vẫn thường lợi dụng đặc điểm này để bẫy gà rừng. Tuy nhiên, gà rừng là loài gà rất nhút nhát và cảnh giác cao, nên lúc bẫy cần phải hết sức khéo để có thể bắt được nó.

Các cách bẫy gà rừng không cần mồi nhưng hiệu quả

Với tập tính thích làm chủ nên chỉ cần trong rừng xuất hiện tiếng gáy nào khác, anh gà ta sẽ lập tức chạy đến và đá con gà đó ngay. Lợi dụng vào đặc tính đó, thợ săn tìm cách bẫy gà rừng bằng gà lai. Bên cạnh đó, gà rừng còn rất háu đá, sẵn sàng đá gà trực tiếp khi nhìn thấy 1 con gà khác ở trong lãnh địa của mình. 

Để giăng bẫy gà rừng, anh em nên chuẩn bị một con gà mồi khỏe mạnh, có tiếng gáy tốt, vang xa. Lựa chọn tốt nhất cho anh em chính là chọn gà lai giữa gà rừng và gà tre. Điều nổi bật của giống gà này là chúng hoàn toàn không tỏ ra sợ hãi hay khó chịu khi có một đối thủ đột nhiên bay đến. Nó có thể khiến gà rừng tức điên lên, mất bình tĩnh và hạn chế cảnh giác.

Các cách bẫy gà rừng không cần mồi nhưng hiệu quả
Các cách bẫy gà rừng không cần mồi nhưng hiệu quả

Để tăng tính hiệu quả cho phương pháp này, khi chọn gà mồi ngoài gáy to, gáy vang thì còn phải siêng gáy. Để gà mồi gáy liên tục thì mới có thể thu hút được gà rừng. Tuy nhiên, không phải gà lai nào cũng gáy nhiều khi vào rừng. Có những con gà lai một khi gáy thì rất to và hùng hồn, nhưng khi vào rừng lại không thèm gáy làm phí sức thợ săn. Nên khâu chọn gà mồi cũng nên kỹ lưỡng nhất có thể.

Bẫy gà rừng bằng cách dùng bẫy giò

Bẫy gà rừng bằng bẫy giò là một trong những cách làm hiệu quả. Loại bẫy này được xem là sát thủ của gà rừng vì khi sập bẫy, nó sẽ gút chân của gà. Bẫy giò được làm bằng những sợi thép mỏng và bền. Anh em làm một cái thòng lọng bằng nắm tay, bằng cách sử dụng 1 sợi dây thép nhỏ và mỏng bằng sợi chỉ. Sau đó, buộc thòng lọng vào cây sắt dài 6 ly, chiều dài khoảng 30m. Phần đầu dây còn lại thì buộc vào cây và cắm xuống đất.

Các cách bẫy gà rừng không cần mồi nhưng hiệu quả

Thông thường, thợ săn sẽ sử dụng khoảng 20 cái bẫy giò để nâng cao tỉ lệ thành công. Đối với những bẫy giò vừa có màu đen lại vừa nhỏ thì dù cho mắt gà có tinh anh đến đâu cũng khó có thể phát hiện được.

Tuy nhiên để giăng bẫy gà được hiệu quả tối đa, anh em nên phối hợp cả 2 cách là bẫy bằng gà mồi và bẫy giò. Như thế thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn và trúng được nhiều gà rừng hơn.

Bên cạnh đó, cần biết cách đặt bẫy gà gừng sao cho đúng vị trí. Nếu gà mồi được đặt ở vị trí dốc thì khi cắm bẫy giò nên cắm ở phía trên. Khi gà rừng bắt đầu tấn công gà mồi thì bẫy cũng sẽ được kích hoạt trước, tránh để ra rừng ra đòn với gà mồi trước rồi mới sập bẫy.

Các Đặc Tính Của Gà Rừng

Chúng thường định cư ở nhiều loại rừng khác nhau. Môi trường sống lý tưởng là rừng thứ sinh. Chúng hoạt động chủ yếu vào 2 thời điểm trong ngày là sáng sớm và xế chiều. 

Các Đặc Tính Của Gà Rừng
Các Đặc Tính Của Gà Rừng

Thường ngủ ở những cây cao dưới 5m, có tán lớn. Gà rừng thích ngủ trong những nơi có nhiều cây đổ ngang. Vào tháng 3, chính là mùa sinh sản của chúng, trong thời gian này gà trống thường gáy nhiều  vào sáng sớm và hoàng hôn.

Khi gà rừng chuyển từ môi trường tự nhiên về môi trường nuôi ở nhà, chúng rất khó thích nghi. Nên để chúng quen với hình thức nuôi thả vườn, ban đầu người nuôi gà theo từng lồng riêng biệt và đặt sát bìa rừng, sau đó thì mới thả rông. Thức ăn chính của chúng là côn trùng, sau đó sẽ cho chúng quen dần với cám, cỏ, thóc, gạo.

Các lưu ý cần biết khi bẫy gà rừng

Gà rừng có bản chất vô cùng nhút nhát, chúng rất ít khi gáy nên anh em sẽ khó xác định được vị trí của nó. Mặc dù rất nhút nhát nhưng bản tính lại vô cùng khôn lanh, chỉ cần một tiếng động nhẹ chúng sẽ cảnh giác và bay đi ngay, không bao giờ dám bén mảng đến chỗ nguy hiểm. Chính vì thế mà giá thành của chúng ngày càng cao, dường như chúng đánh hơi được bẫy, chỉ cần thấy khả nghi sẽ tránh xa. Tổ của chúng cũng rất khó tìm, gà rừng chỉ đẻ trứng ở những nơi rậm rạp, kín đáo.

Các Đặc Tính Của Gà Rừng
Các Đặc Tính Của Gà Rừng

Bên cạnh đó, một số con gà mồi xuất hiện trong lãnh thổ của con gà khác, chúng sẽ trở nên e dè và sợ hãi. Vì thế mà khi bị tấn công sẽ không dám chiến đấu lại. Lúc gà rừng bay tới khó mà có thể dính bẫy. Việc của gà rừng chỉ cần đứng giương oai bên ngoài thôi đã khiến gà mồi chạy mất.

Xem thêm: Gà mặt quỷ – Đặc điểm, giá bán và kỹ thuật chăn nuôi của giống gà đặc biệt này

Một số anh em sẽ dùng gà rừng thuần thay thế cho gà lai. Nhưng cách này thường không mang hiệu quả cao. Gà rừng là loài e dè và thận trọng, chúng sẽ không gáy thường xuyên. Nên chúng sẽ không thu hút được những con gà rừng khác đến.

Bẫy gà rừng rất khó, khác hẳn với bẫy chim, không thể ngồi chờ. Khi đã nghe tiếng gáy của gà rừng là bạn phải ngay lập tức đặt bẫy để nhử gà. Sau khi đặt bẫy xong bạn phải núp kĩ và giữ im lặng tuyệt đối để không bị gà rừng phát hiện.

Khi gà mồi gáy sẽ thu hút và chọc tức gà rừng. Lúc gà rừng hăng máu bay đến thì gà mồi phải đập cánh, rướn chân, rướn cổ mà sẵn sàng chiến đấu để dụ gà rừng đến gần. Khi gà rừng đã lại gần khoảng 1m thì nó sẽ xuất chiêu đá tới tấp gà mồi.

Hiện trạng bẫy gà rừng ngày nay

Hiện nay thực trạng săn bắt gà rừng ngày càng nhièu. Vì thế mà số lượng gà rừng ngày càng giảm đi đáng kể. Ngày xưa, gà rừng sẽ rất dễ bắt gặp mỗi khi lên rừng. Còn hiện nay, sẽ rất khó để nghe tiếng gáy của nó, đôi khi chỉ nghe được thoang thoảng mà thôi. Tuy nhiên, việc bẫy gà rừng không chỉ là nguồn thu nhập kinh tế của vài hộ gia đình miền núi mà nó còn là thú vui của một số người.

Kết luận

Việc kết hợp 2 biện pháp sử dụng gà mòi và bẫy giò chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho người săn bắt, khiến gà rừng dễ dàng sập bẫy. Cách bẫy này đơn giản, ít tốn chi phí và không gây những tổn thương nghiêm trọng cho gà rừng.

Trên đây là những lưu ý khi thực hiện cách bẫy gà rừng hiệu quả đơn giản, không cần mồi là Daga321 muốn chia sẻ đến bạn. Với những gì được trình bày trên bài viết này, hy vọng có thể giúp ích cho anh em nào đang tìm cách bẫy gà rừng không cần mồi nhưng lại có kết quả thành công cao.



source https://daga321.com/cach-bay-ga-rung-khong-can-moi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cho gà chọi uống mật ong có tốt không? Hiệu quả như thế nào?

Đặc điểm của gà lương phượng – giống gà hoa kê Trung Quốc

Cho gà chọi ăn tỏi như thế nào là đúng cách?